USP Là Gì? Cách Xây Dựng USP Độc Đáo Mang Đậm Bản Sắc

USP là gì?

Nếu bạn đang tìm hiểu về USP là gì? hay Unique selling point là gì? Cách xây dựng USP độc đáo cho doanh nghiệp sẽ như thế nào? Và các ví dụ về USP chi tiết, thì bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về USP một cách rất đầy đủ đấy. Đọc ngay nhé.

1. Định nghĩa USP là gì?

USP là gì? USP là thuật ngữ chuyên ngành trong Marketing, được viết tắt của cụm từ Unique Selling Point hay Proposition; và được cộng đồng Marketing dịch sang tiếng Việt dưới hàng loạt tên khác nhau như “Lợi thế độc đáo của sản phẩm” hay “Đặc tính bán hàng độc đáo“. 

Theo định nghĩa Từ điển Oxford English (2019), USP là một tính năng hoặc đặc điểm của một sản phẩm hoặc dịch vụ giúp phân biệt nó với những sản phẩm hoặc dịch vụ khác có cùng bản chất và làm cho nó hấp dẫn hơn.

Nói cách khác, USP có thể được coi là những gì bạn có mà đối thủ cạnh tranh của bạn không làm được. Vì vậy, khi ai đó bàn luận về USP của một doanh nghiệp, nghĩa là họ đang tìm cách xác định những tính năng và đặc điểm để giúp thiết lập được sự cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đơn giản : USP = Khác biệt hoá.

“Put yourself in your customers’ shoes”

2. Vai trò của USP trong Marketing là gì?

Với 3 vai trò cốt lõi sau giúp USP là một trong các thành tố không thể thiếu của một bản chiến lược Marketing hoàn hảo:

1. Xác định USP giúp doanh nghiệp xây dựng 1 bản sắc riêng biệt. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược Marketing với các chương trình Promotion giúp thu hút được tập khách hàng tiềm năng, tạo nên nhiều điểm hấp dẫn để giữ chân người dùng lâu hơn trên hành trình tìm kiếm sản phẩm để phục vụ nhu cầu của họ.

2. Làm nổi bật USP giúp khách hàng có thể phân biệt và ghi nhớ sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp của bạn một cách sâu sắc hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

3. Vì tính riêng biệt của USP, điều đó giúp doanh nghiệp tao nên được một lợi thế cạnh tranh mang tính bền vững và xuyên suốt trong hành trình phát triển.

3. Đặc điểm của một USP là gì?

Một USP được xây dựng mạnh mẽ thường điểm đến bởi các yếu tố sau:

  • Sự độc đáo: USP cần phải là điều đặc biệt và khác biệt so với những gì có sẵn trên thị trường. Điều này có thể là về tính năng độc đáo của sản phẩm, giá trị độc đáo mà sản phẩm mang lại, hoặc cách sản phẩm được thiết kế hoặc cung cấp.
  • Lợi ích cho khách hàng: USP cần phải là một điểm mạnh về lợi ích cho khách hàng. Khách hàng cần thấy rõ ràng rằng việc chọn sản phẩm của bạn sẽ mang lại giá trị, tiện ích, hoặc giải quyết vấn đề cho họ.
  • Dễ nhớ: USP nên được diễn đạt một cách đơn giản và dễ nhớ. Một khẩu hiệu (slogan) tốt có thể giúp lập trình thương hiệu vào tâm trí của khách hàng.
  • Thực hiện được: USP cần phải được hỗ trợ bởi sản phẩm hoặc dịch vụ thực sự. Không nên hứa hẹn điều mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn không thể đem đến cho khách hàng.

Một USP mạnh mẽ có khả năng giúp bạn thu hút và giữ chân khách hàng, cải thiện doanh số bán hàng, và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ.

4. Qui trình thiết kế một USP là gì?

Unique Selling Proposition (USP) hay USP yêu cầu nghiên cứu kỹ lưỡng và sáng tạo để xác định điểm đặc biệt và hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của bạn. Dưới đây là một qui trình thiết kế một USP cơ bản, gồm:
Bước 1. Nghiên cứu thị trường và đối thủ:

Ở bước này, bạn cần xác định cơ hội và thách thức trong thị trường mà bạn nhắm đến, đặc biệt, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng các đối thủ của bạn để có thể hiểu rõ họ đang làm gì và điều gì đã làm họ nổi bật trên thị trường.

Bước 2. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu:

Ở bước này, hãy xác định thật rõ nhóm những đối tượng tiềm năng mà bạn nghĩ họ sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn, để lập kế hoạch tiếp cận và khiến họ trở thành khách hàng của bạn.

Để xác định được đối tượng tiềm năng, bạn cần hiểu insight của họ và hành vi người tiêu dùng là gì.

Bước 3. Phân tích sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn:

Điều này bao gồm việc xác định các đặc điểm, ưu điểm, và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn có thể mang lại cho tập khách hàng tiềm năng. Đồng thời, bạn cũng cần tìm ra được những điểm mạnh và độc đáo so với các đối thủ trên thị trường. Và mô hình SWOT có thể là một giải pháp tối ưu cho bạn. Tìm hiểu ngay nhé.

Bước 4. Xác định những USP cơ bản:

Bằng cách đưa ra câu hỏi: “Sản phẩm hoặc dịch vụ của tôi có điểm mạnh gì mà khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ?” – sau đó, xác định một hoặc vài điểm chính của sản phẩm mà bạn muốn làm nổi bật.

Bước 5. Sáng tạo thông điệp USP

Khi sáng tạo thông điệu USP, bạn cần sử dụng một thông điệp USP với ngôn ngữ mà khách hàng dễ hiểu và tương tác. Đồng thời, thể hiện USP của bạn một cách thật sự rõ ràng và gây ấn tượng trong các quảng cáo, trang web, hoặc văn bản tiếp thị.

Bước 6. Kiểm tra và tối ưu hóa

Bạn có thể thực hiện chạy các chiến dịch tiếp thị thử nghiệm để kiểm tra hiệu suất của USP, đồng thời, thu thập phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh USP nếu cần thiết.

5. Ví dụ về USP chi tiết 

a. Xây dựng USP dựa trên niềm tự hào dân tộc 

Ví dụ về USP của Vinamilk – Xây dựng thương hiệu dựa trên tinh thần Việt

Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển thương hiệu, Vinamilk đã xuất khẩu trên 100 triệu USD các sản phẩm sữa và trở thành thương hiệu số 1 Việt Nam vào năm 2016 theo xếp hạng của Brand Finance. Những sự kiện có ý nghĩa làm nên thành tích này là chương trình “Ươm mầm tài năng” hay chiến dịch “6 triệu ly sữa cho trẻ em Việt Nam”, quỹ từ thiện “Cùng Vinamilk vươn tới trời cao’’ dành cho trẻ em khuyết tật, mồ côi trị giá 7 tỷ đồng. Tất cả những chiến dịch và chương trình mà Vinamilk xây dựng và thực hiện đều hướng đến lòng tự hào dân tộc.

Vinamilk đã lựa chọn chiến lược kết hợp tinh thần dân tộc vào sản phẩm của doanh nghiệp và tạo ra một USP độc đáo cho thương hiệu. Niềm tự hào quốc gia chính là một USP (điểm bán hàng độc nhất) mà các doanh nghiệp có thể khai thác để xây dựng thương hiệu của mình.

Ngoài Vinamilk, một số doanh nghiệp khác như Trung Nguyên, Vietnamairline, Bitis… cũng đã khai thác hiệu quả USP “tự hào sản phẩm Việt” và nhanh chóng phân phối hàng hoá trực tiếp ra nước ngoài bằng thương hiệu của mình.

b. Xây dựng USP bằng cách trao quyền cho người dùng 

Ví dụ về USP của Canva: Trao quyền cho thế giới thiết kế.

Canva là một công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến giúp đơn giản hóa quy trình thiết kế cho mọi đối tượng người dùng. USP của Canva ngụ ý một nền tảng có khả năng sử dụng cao và được chấp nhận rộng rãi, củng cố thông điệp rằng dịch vụ này phục vụ nhiều đối tượng người dùng, sản phẩm dễ sử dụng hơn các sản phẩm thay thế.

c. Xây dựng USP bằng đặc tính riêng của sản phẩm trong quá trình sản xuất

Các ví dụ USP chi tiết:

  • USP của Tide là loại bột giặt có tính năng tẩy rửa mạnh
  • USP của Nissan Versa và Honda City được là dòng xe bình dân.
  • USP của Mercedes và Cadillac là dòng xe sang trọng.
  • USP của Porsche & BMW là dòng xe hiệu suất.
  • USP của Toyota được xem là dòng xe tiết kiệm xăng.
  • Apple: Một trong những USP của Apple là thiết kế sản phẩm sang trọng và hiệu suất ổn định của các sản phẩm của họ. Họ cũng nổi tiếng với hệ điều hành và hệ sinh thái của mình, cho phép tích hợp dễ dàng giữa các sản phẩm Apple khác nhau.
  • Tesla: Tesla nổi tiếng với công nghệ xe điện tiên tiến và khả năng tự hành (self-driving technology). USP của Tesla là khả năng sản xuất xe điện với khả năng đi xa, hiệu suất cao, và thiết kế hiện đại.
  • Zappos: Zappos, một trang web bán giày và thời trang trực tuyến, có USP là dịch vụ khách hàng xuất sắc và chính sách vận chuyển và trả hàng không ràng buộc. Họ tập trung vào trải nghiệm mua sắm dễ dàng và thoải mái cho khách hàng.
  • Airbnb: Airbnb có USP là khả năng cho thuê nhà và chỗ ở độc đáo và cá nhân từ người dân địa phương. Điều này tạo ra trải nghiệm du lịch riêng biệt và thú vị hơn so với việc lựa chọn khách sạn truyền thống.
  • Amazon Prime: Amazon Prime hấp dẫn người dùng bằng dịch vụ vận chuyển nhanh, truyền hình trực tuyến, và các ưu đãi độc quyền. USP của họ là khả năng cung cấp nhiều dịch vụ dưới một đối thủ duy nhất

6. Các cách tạo nên USP là gì?

Có 5 cách để tạo nên USP chất lượng:

  • Khác biệt dựa trên sản phẩm (USP sản phẩm): phân biệt dựa trên tính năng, hiệu suất hoạt động, kiểu dáng, thiết kế.
  • Khác biệt dựa trên dịch vụ: cung ứng dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi, cẩn thận. Ít có sự khác biệt về sản phẩm, đồng nhất.
  • Khác biệt dựa trên phân phối: độ bao phủ, chuyên môn, hiệu suất hoạt động của kênh phân phối
  • Khác biệt dựa trên nhân sự: tuyển dụng, đào tạo nhân sự tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
  • Khác biệt dựa trên hình ảnh: nhận diện thương hiệu, người đại diện thương hiệu, tính cách thương hiệu.

7. Sách hay để tạo ra USP độc đáo 

Sách Từ tốt đến vĩ đại 

Từ tốt đến vĩ đại
Từ tốt đến vĩ đại

“From Good to Great” là một cuốn sách viết bởi Jim Collins, nghiên cứu sự phát triển và thành công của 11 công ty trong nhiều năm. Cuốn sách này đã trở thành một tài liệu quan trọng trong lĩnh vực quản lý và phát triển doanh nghiệp. Nó chỉ ra đâu là các USP của 11 doanh nghiệp này để vượt qua các đối thủ và tìm kiếm cho mình được một thị trường đại dương xanh. Các công ty này không đi tốt thẳng lên vĩ đại, mà nó đi từng bước một để vững chắc những USP mà doanh nghiệp đã tìm kiếm và xây dựng.

  • Tốt (Good):

Kiến thức cơ bản: “From Good to Great” cung cấp một nền tảng kiến thức cơ bản về cách doanh nghiệp có thể cải thiện và đạt được thành công bền vững.
Câu chuyện và ví dụ thực tế: Cuốn sách đi kèm với nhiều câu chuyện và ví dụ thực tế về các công ty từng trải qua sự chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại, giúp người đọc hiểu sâu hơn về các nguyên tắc và chiến lược được đề xuất.

  • Rất tốt (Very Good):

Phân tích sâu rộng: Jim Collins đã tiến hành một nghiên cứu mô tả sâu rộng và phân tích dữ liệu từ hàng loạt công ty, giúp thể hiện những biểu đồ và số liệu hữu ích để hình dung và minh họa điểm của cuốn sách. Khung nhận thức (Framework): Cuốn sách giới thiệu một số khung nhận thức, như “Hedgehog Concept” và “Level 5 Leadership,” giúp các doanh nhân và nhà quản lý áp dụng ngay những nguyên tắc này vào công việc thực tế.

  • Xuất sắc (Excellent):

Cải thiện sự hiểu biết: Cuốn sách làm cho người đọc nhận ra rằng sự thay đổi và thành công đòi hỏi sự cam kết, kiên nhẫn và tập trung vào chi tiết. Nó thúc đẩy sự hiểu biết sâu rộng và thay đổi tư duy.
Sự ứng dụng thực tiễn: Các nguyên tắc trong cuốn sách có thể áp dụng vào bất kỳ loại doanh nghiệp nào, không phụ thuộc vào ngành công nghiệp hay quy mô.

  • Vĩ đại (Great):

Sự thay đổi cuộc sống: “From Good to Great” không chỉ là một cuốn sách về doanh nghiệp mà còn là một tác phẩm về lãnh đạo và sự phát triển cá nhân. Nó có khả năng thay đổi cuộc sống và quyết định trong sự nghiệp của người đọc.

Khả năng tạo ra giá trị kéo dài: Các nguyên tắc và phương pháp được giới thiệu trong cuốn sách có thể giúp các doanh nghiệp và tổ chức tạo ra giá trị kéo dài và thịnh vượng dài hạn.

Trên đây là bài viết về USP là gì ? hay USP trong marketing là gì Hãy follow và xem thêm kiến thực bổ ích về Marketing được biên soạn bởi ThS Marketing, UK, Tâm Nguyễn tại website: https://tamminhnguyen.com/

5/5 - (5 bình chọn)

ThS Nguyễn Minh Tâm – ThS UK Marketing
Founder: Seamar Agency – Search Marketing Agency
Giảng viên Marketing: Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Email: tamminhnguyen.com@gmail.com
Webiste: tamminhnguyen.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *