4 Mô Hình Truyền Thông Cơ Bản Và Ví Dụ Chi Tiết

Mô hình truyền thông

Mô hình truyền thông là gì? Một chiến lược IMC của doanh nghiệp là triển khai thông qua các công cụ truyền thông khác nhau để gửi đến khách hàng hiện tại và tương lai cũng như các đối tượng công chúng khác. Doanh nghiệp gửi truyền thông và thông điệp theo nhiều cách khác nhau, như quảng cáo, tên thương hiệu, logo, hệ thống hình ảnh, website, báo chí, thiết kế bao bì, xúc tiến bán hàng và các hình ảnh ấn tượng. Như vậy, những yếu tố này tham gia vào việc hoạch định và triển khai một chương trình IMC. Vậy, quá trình truyền thông diễn ra như thế nào? Có bao nhiêu mô hình truyền thông? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mô hình truyền thông là gì?

Truyền thông được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, như việc chuyển thông tin, trao đổi ý tưởng, hay tiến trình thiết lập những suy nghĩ chung hoặc duy nhất giữa một người gửi và một người nhận. Mô hình truyền thông sẽ cho chúng ta biết cách mà thông tin được vận chuyển như thế nào?

Tiến trình truyền thông hay mô hình truyền thông thường rất phức tạp. Thành công phụ thuộc vào một số tác nhân như bản chất của thông điệp, diễn giải của khách hàng, môi trường tiếp nhận. Nhận thức của người nhận về nguồn thông tin và phương tiện truyền tin sử dụng để chuyển tải thông điệp cũng ảnh hưởng đến khả năng truyền thông.

Các mô hình truyền thông cơ bản

Hai yếu tố giới thiệu những thành viên tham gia chính trong tiến trình truyền thông đó là:

  • Người gửi
  • Và người nhận.

Hai yếu tố liên quan đến công cụ truyền thông chính là thông điệp và kênh. Bốn yếu tố khác là chức năng và quá trình truyền thông cơ bản:

  • Mã hóa,
  • Giải mã,
  • Trả lời,
  • Phản hồi.

Yếu tố cuối cùng là nhiễu, cũng là một yếu tố bên ngoài trong hệ thống cũng liên quan đến quá trình và hoạt động của truyền thông hiệu quả.

Bước 1: Mã hóa nguồn

Người gửi, hay nguồn, của một truyền thông là cá nhân hay tổ chức có thông tin để chia xẻ với người khác hay nhóm khác. Nguồn này có thể xuất phát từ một cá nhân (nhân viên bán hàng, người làm thuê, người nổi tiếng xuất hiện trong quảng cáo của công ty) hay những thực thể không mang tính cá nhân (ví dụ tập đoàn, hay công ty). Tiến trình truyền thông bắt đầu khi nguồn tuyển chọn ngôn từ, biểu tượng, hình ảnh… để giới thiệu thông điệp sẽ được chuyển tải đến người tiếp nhận. Tiến trình này, được gọi là mã hóa, là việc trình bày các suy nghĩ, ý tưởng, thông tin dưới hình thức biểu tượng. Mục đích của người gửi là sử dụng từ ngữ, ký hiệu hay biểu tượng thân quen với khách hàng mục tiêu. Một số biểu tượng có ý nghĩa toàn cầu. Một số công ty cũng trang bị những biểu tượng dễ ghi nhớ như biểu tượng Coca Cola, hay cung vàng của McDonald.

Quá trình mã hóa trong mô hình truyền thông dẫn đến việc phát triển một thông điệp chứa đựng thông tin hay ý nghĩa mà nguồn mong muốn phủ vùng. Thông điệp có thể là ngôn ngữ hoặc không ngôn ngữ, nói miệng hoặc được viết ra, hay biểu tượng. Thông điệp phải đưa hình thức chuyển tải được và phù hợp nhất cho một kênh truyền thông. Trong quảng cáo, điều này được xếp loại từ những từ việc viết ra vài từ đơn giản để đọc (như thông điệp trên đài) đến sản xuất một quảng cáo tivi đắt đỏ.

Bước 2: Người nhận & giải mã

Người nhận là những cá nhân mà người gửi chia xẻ suy nghĩ hoặc thông tin. Thông thường, người nhận là NTD trong thị trường mục tiêu hay đối tượng sẽ đọc, nghe, và xem thông điệp và giải mã chúng. Giải mã là quá trình chuyển hóa thông điệp của người gửi thành suy nghĩ.

Quá trình này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi :

  • Trường kinh nghiệm của người nhận, liên quan đến kinh nghiệm.
  • Nhận thức.
  • Thái độ và giá trị mà họ mang đến tình huống thông tin.

Để có được một truyền thông hiệu quả, tiến trình giải mã thông điệp của người nhận phải nắm bắt được phần mã hóa của người nhận. Người nhận phải hiểu và diễn giải đúng những gì mà nguồn cố gắng truyền thông. Người gửi và người nhận đều có khung tham khảo khác nhau để áp dụng cho tình huống truyền thông. Truyền thông hiệu quả hơn nếu hai bên có nền tảng chung. Người gửi càng hiểu về người nhận, thì họ càng hiểu rõ nhu cầu, tập trung vào đó và truyền thông hiệu quả hơn. Mặc dù khái niệm nền chung giữa người gửi và người nhận là cơ bản, chúng thường gây khó khăn đối với tiến trình truyền thông quảng cáo. Người làm quảng cáo và marketing thường có những trường kinh nghiệm khác nhau từ NTD, những người tạo nên thị trường đại chúng mà họ phải truyền thông.

Bước 3: Trả lời / phản hồi

Tập hợp những phản hồi của người nhận sau khi xem, nghe hoặc đọc thông điệp được gọi là trả lời. Các câu trả lời của người nhận có thể xếp từ loại hành động không quan sát được như lưu trữ thông tin trong trí nhớ đến những hành động ngay lập tức như gọi số miễn phí để đặt hàng vừa được quảng cáo trên tivi.

Ví dụ, trong một tình huống bán hàng cá nhân, NTD có thể đặt ra câu hỏi, binh luận, nhận xét hoặc thể hiện các phản ứng của họ thông qua những câu trả lời không ngôn ngữ như qua cử chỉ và nét mặt. Người bán hàng có điều kiện thuận lợi để tiếp nhận những phản hồi ngay lập tức thông qua các phản ứng của người mua. Nhưng khi sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng, do nhà quảng cáo không liên hệ trực tiếp được với NTD, họ phải sử dụng những phương tiện khác để xác định xem thông điệp của họ sẽ được tiếp nhận như thế nào.

Mô hình truyền thông AIDA

Mô hình AIDA
Mô hình AIDA

Mô hình truyền thông AIDA được xây dựng để giới thiệu những giai đoạn mà một người bán hàng phải đón tiếp một khách hàng trong quá trình bán hàng cá nhân. Mô hình chỉ ra là người mua sẽ chuyển liên tục từ:

  • Chú ý (Attention)
  • Quan tâm (interest)
  • Đến mong muốn (desire)
  • Và cuối cùng là hành động(action)

Người bán hàng đầu tiên phải thu hút sự chú ý của khách hàng và sau đó thì nâng cao sự quan tâm đến sản phẩm/ dịch vụ công ty. Mức độ quan tâm càng cao có thể tạo nên mong muốn để sở hữu và sử dụng sản phẩm. Giai đoạn hành động trong mô hình AIDA đòi hỏi khách hàng tham gia cam kết mua hàng và kết thúc việc bán hàng. Đối với nhà tiếp thị, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình bán hàng, nhưng cũng là giai đoạn khó khăn nhất. Công ty đào tạo đại diện bán hàng trong việc sử dụng các kỹ thuật để giúp họ thực hiện quá trình bán hàng.

Mô hình phân cấp cũng được sử dụng như phương pháp đo lường gián tiếp đối với hiệu quả truyền thông. Nhà tiếp thị cần biết các thành viên khách hàng đang ở đâu trong mô hình phân cấp.

Ví dụ, có những phân đoạn thị trường thì có nhận thức thấp, trong khi phân đoạn khác lại có nhận thức cao về thương hiệu và các thuộc tính khác nhưng lại ở mức độ thấp về sở thích thương hiệu.

—> Đối với phân đoạn đầu tiên của thị trường, nhiệm vụ truyền thông đòi hỏi gia tăng mức độ nhận thức của thương hiệu. Số lượng quảng cáo có thể tăng, hay chương trình hàng mẫu có thể được sử dụng.

—>Đối với phân đoạn thứ hai, dù cho nhận thức cao nhưng sở thích ít, nhà quảng cáo phải xác định nguyên nhân của những thái độ tiêu cực và cố gắng giải quyết vấn đề trong những quảng cáo tương lai.

Mô hình truyền thông marketing phân cấp học hỏi chuẩn

Trong một số tình huống mua hàng, NTD trải qua tiến trình phản hồi theo thứ tự của mô hình truyền thông truyền thống. Ray đưa ra mô hình truyền thông học hỏi chuẩn bao gồm một chuỗi theo thứ tự sau: học – cảm giác – hành động (learn – feel – do).

Thông tin và kiến thức thu được hay học được về những thương hiệu khác nhau là cơ sở để phát triển cảm xúc hay tình cảm, những xúc cảm này lại dẫn dắt NTD làm gì (dùng thử hoặc mua hàng). Trong mô hình phân cấp này, NTD được nhìn nhận như một thành viên tham gia tích cực tiến trình truyền thông để thu thập thông tin thông qua quá trình học hỏi tích cực.

Ray gợi ý là mô hình phân cấp học hỏi chuẩn khi NTD cam kết mức độ cao vào tiến trình mua hàng và có nhiều phân biệt khác nhau giữa các thương hiệu. Quyết định mua hàng ở cam kết cao như sản phẩm/ dịch vụ công nghiệp và hàng tiêu dùng bền lâu như vi tính cá nhân, máy in, camera, xe hơi… là có thể áp dụng quá trình phản hồi học chuẩn. Quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ trong những khu vực này thường rất cụ thể và cung cấp cho khách hàng những thông tin hữu dụng để đánh giá thương hiệu và giúp họ ra quyết định mua hàng.

Trên đây là bài viết về mô hình truyền thông là gì? và các mô hình được sử dụng nhiều trong truyền thông. Follow thêm các bài viết về marketing tại website Tâm Nguyễn nhé.

5/5 - (5 bình chọn)

ThS Nguyễn Minh Tâm – ThS UK Marketing
Founder: Seamar Agency – Search Marketing Agency
Giảng viên Marketing: Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Email: tamminhnguyen.com@gmail.com
Webiste: tamminhnguyen.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *