Opt In Email – Công Cụ Tăng New Customers Như Thế Nào?

Opt in email marketing - tamminhnguyen.com

“Opt in email” là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị qua email, đặc biệt trong việc xây dựng mối quan hệ và gửi thông điệp cho khách hàng mục tiêu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ý nghĩa và lợi ích của “opt in email“, cách nó có thể tạo ra sự kết nối hiệu quả và tương tác tích cực giữa doanh nghiệp và khách hàng và các metrics đo lường hiệu quả của chiến dịch opt in email.

Opt in email là gì 

Như các bạn đã thấy trên hình trên, Khi lên kế hoạch cho việc truyền thông bằng phương tiện email marketing, chúng ta sẽ có hai hình thức của e-mail marketing là Outbound email marketinginbound email marketing. Bảng dưới đây sẽ so sánh điểm nổi bật của hai loại hình này.

STT  Nội dung khác nhau  Outbound email marketing inbound email marketing
1 Đặc điểm Outbound email marketing là hình thức marketing trực tiếp (direct marketing) mà doanh nghiệp sẽ gửi email đến những người chưa từng có bất kỳ liên hệ gì với doanh nghiệp.  Vậy thì inbound sẽ ngược lại, doanh nghiệp gửi mail đến các khách hàng hiện tại hoặc những người đã để lại email cho doanh nghiệp hoặc phản hồi email của khách hàng gửi đến để hỏi về dịch vụ, hay bảo hành …
2  Mục đích  Chính vì target vào “những người chưa từng biết đến doanh nghiệp”, nên mục đích chính của outbound email marketing sẽ là gia tăng khách hàng mới (customer acquisition) – new customers  Retention (giữ chân khách hàng) 

Vậy sau khi hiểu về hai hình thức này, khái niệm opt in email là hình thức của outbound marketing

Opt in email là người nhận email tự nguyện đăng ký hoặc chấp nhận nhận email. Điều này có nghĩa là người nhận email đã chủ động đồng ý và cho phép nhà tiếp thị gửi email cho họ, thường là bằng cách điền vào một biểu mẫu đăng ký hoặc xác nhận đăng ký qua email.

Opt in email - Tamminhnguyen.com
Opt in email – Tamminhnguyen.com

Các hình thức opt in email 

1. Cold email campaign – chiến dịch email lạnh

Công ty --> gửi email cho “người – chưa từng có liên hệ gì với doanh nghiệp”.

Danh sách gửi email có thể lấy từ các nguồn:

  • Mua email từ các nhà cung cấp dịch vụ
  • Danh sách người dùng trên mạng xã hội
  • Danh sách email từ nguồn công khai 
  • Dác nguồn dữ liệu khách hàng tiềm năng khác

Mục tiêu của một chiến dịch email lạnh thường là:

  • Tạo ra sự quan tâm và tương tác từ người nhận, như mở email, truy cập trang web, hoặc tương tác với nội dung của email.
  • Tuy nhiên, do tính chất lạnh của chiến dịch, tỷ lệ phản hồi có thể thấp và người nhận có thể không quan tâm hoặc coi email là spam nếu không được tiếp cận một cách phù hợp.

2. Co-branded email

Đối với hình thức Co-branded email, người nhận sẽ nhận được một email có chứa nội dung ưu đãi từ một công ty mà họ đã từng sử dụng sản phẩm và dịch vụ.

Ví dụ, cùng một công ty thẻ tín dụng có thể hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ di động như Mobifone và gửi ưu đãi đến khách hàng của họ (người đã đăng ký nhận email từ bên thứ ba). Tuy hình thức này vẫn có thể được coi là một dạng email lạnh, nhưng nó có tính ấm hơn so với Cold email vì có một mối quan hệ mạnh mẽ với một trong hai thương hiệu, và dòng tiêu đề + nội dung sáng tạo sẽ liên quan đến cả hai thương hiệu.

3. Third-party e-newsletter

Third-party e-newsletter trong email marketing là một hình thức tiếp thị qua email, trong đó một công ty sử dụng một bản tin từ một bên thứ ba để quảng bá và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bản tin này thường do một tổ chức hoặc công ty khác phát hành và có danh sách người nhận riêng.

Ví dụ về third-party e-newsletter trong email marketing:

Tình huống: Giả sử một công ty thời trang có tên là “Fashionista” muốn quảng cáo các sản phẩm mới đến một đối tượng khách hàng tiềm năng. Thay vì gửi email trực tiếp từ danh sách khách hàng của mình, Fashionista quyết định sử dụng một third-party e-newsletter có danh sách người nhận rộng hơn và phù hợp với lĩnh vực thời trang.

Giải quyết:

Bước 1: Fashionista liên hệ với một nhà phát hành bản tin thời trang nổi tiếng có tên là “Style Trends Weekly”. Họ thỏa thuận để Fashionista xuất hiện trong bản tin tuần này của Style Trends Weekly với một quảng cáo banner và một đoạn mô tả sản phẩm hấp dẫn.

Bước 2: Tiếp cận khách hàng

Khi bản tin được gửi đi đến danh sách người nhận của Style Trends Weekly, người nhận sẽ nhìn thấy quảng cáo và mô tả sản phẩm của Fashionista. Nếu người nhận quan tâm, họ có thể nhấp vào quảng cáo để truy cập vào trang web của Fashionista và mua sắm các sản phẩm mới nhất.

Trong ví dụ này, Fashionista sử dụng third-party e-newsletter để tiếp cận một đối tượng khách hàng tiềm năng mà họ không thể tiếp cận trực tiếp qua danh sách email của mình. Điều này giúp họ tăng khả năng quảng cáo và thu hút sự chú ý đến sản phẩm của mình thông qua kênh quảng cáo đáng tin cậy của Style Trends Weekly.

Các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch email marketing 

Đo lường email marketing - tamminhnguyen.com
Đo lường email marketing – tamminhnguyen.com

Các chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của email marketing là:

  • Delivery rate– Tỷ lệ gửi thành công (= ‘non-bounce rate’). Chỉ số này đánh giá bằng lượng Email sẽ bị gửi lại nếu địa chỉ email không còn hợp lệ hoặc bị bộ lọc spam chặn.
  • Open rate (Tỷ lệ mở email). Đây là chỉ số được đo lường cho các tin nhắn HTML thông qua việc tải xuống hình ảnh. Đây là một chỉ số cho thấy có bao nhiêu khách hàng mở một email, nhưng đôi lúc sẽ không chính xác vì một số người dùng có thêm xem ở trình xem trước của email.
  • CTR Tỷ lệ nhấp chuột hoặc tỷ lệ click. Đây là số người nhấp chuột vào email so với số lượng email đã được gửi (chỉ tính click độc nhất chứ không tính tổng số lần click).
  • hoặc có thể đo lường trên chỉ số AOV (average order value) : giá trị đơn hàng phát sinh từ chiến dịch email.

Trên đây là bài viết làm rõ khái niệm opt in email và cũng là một bài viết trong chuỗi series tự học digital marketing được tổng hợp và biên soạn bởi ThS Marketing UK Tâm Nguyễn. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về digital marketing trên blog của mình nhé!

Lộ trình chi tiết step-by-step Tự học digital marketing
5/5 - (20 bình chọn)

ThS Nguyễn Minh Tâm – ThS UK Marketing
Founder: Seamar Agency – Search Marketing Agency
Giảng viên Marketing: Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Email: tamminhnguyen.com@gmail.com
Webiste: tamminhnguyen.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *